0 Giỏ hàng
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng của bạn!

Uống nhiều sữa đậu nành có tốt không? 

31/12/2024 | 21:16
  • Share:

Uống nhiều sữa đậu nành có tốt không? 

Liệu uống nhiều sữa đậu nành có tốt không, và cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sữa đậu nành từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc, giàu dinh dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Với nguồn gốc từ thực vật, sữa đậu nành không chỉ thơm ngon mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, liệu uống nhiều sữa đậu nành có tốt không, và cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sữa đậu nành có tác dụng gì?

Sữa đậu nành là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, được nghiên cứu và chứng minh mang lại nhiều lợi ích như:

Cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu

Sữa đậu nành giàu vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin E cùng nhiều khoáng chất như canxi, sắt, magie, kali, natri, hỗ trợ sức khỏe toàn diện cho cả trẻ em và người lớn.

Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết

Với khoảng 3,1g protein, 1,6g chất béo và 0,4g gluxit trong 100ml, sữa đậu nành cung cấp nguồn năng lượng thấp, phù hợp cho người cần kiểm soát cân nặng hoặc mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch

Isoflavone trong sữa đậu nành giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa trên thành mạch, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Hỗ trợ sức khỏe phụ nữ

Isoflavone hoạt động như estrogen tự nhiên, giúp phụ nữ bổ sung nội tiết tố, phòng ngừa loãng xương và ung thư vú.

Hỗ trợ giảm cân

Hàm lượng calo thấp (chỉ 28 calo/100ml) giúp sữa đậu nành trở thành lựa chọn lý tưởng cho người muốn giảm cân mà vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất.

Sữa đậu nành có tác dụng gì?

Uống nhiều sữa đậu nành có tốt không?

Mặc dù có nhiều lợi ích, việc tiêu thụ sữa đậu nành cần được kiểm soát. Một số lưu ý quan trọng:

Hàm lượng phù hợp

Người lớn nên uống dưới 500ml/ngày, trẻ em không quá 300ml/ngày. Việc uống quá mức có thể gây rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Tác động từ isoflavone

Isoflavone trong đậu nành có tác dụng tương tự estrogen, nhưng hàm lượng trong sữa đậu nành rất thấp. Do đó, nếu uống vừa phải, sữa đậu nành không gây ảnh hưởng tiêu cực đến nội tiết hay sự phát triển của trẻ nhỏ.

Tác dụng phụ khi tiêu thụ quá nhiều

Sử dụng sữa đậu nành quá liều hoặc kết hợp với đường đỏ có thể gây rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ mắc tiểu đường và mất cân bằng dinh dưỡng.

Uống nhiều sữa đậu nành có tốt không?

Những ai không nên uống sữa đậu nành?

Người bị viêm dạ dày, đường ruột không tốt

Sữa đậu nành có tính lạnh nên không phù hợp với người có đường ruột kém, những người có đường ruột kém mà uống sữa đậu nành thường gặp các vấn đề như đau bụng, ợ hơi, đầy bụng.

Sữa đậu nành dưới tác dụng của một loại chất xúc tác có khả năng sinh ra khí ở trong đường tiêu hóa, vì vậy sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, người bị tiêu chảy tốt nhất đừng uống sữa đậu nành.

Người bị bệnh gout

Trong sữa đậu nành có chứa purine, khi bạn không thể chuyển hóa hết, purine tích tụ lại gây nên một số triệu chứng khiến bệnh nhân bị gout càng cảm thấy đau đớn hơn. Đó là lý do vì sao những người có triệu chứng của bệnh gout không nên uống nhiều sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.

Người đang uống thuốc kháng sinh

Những loại thuốc kháng sinh có chứa erythromycin không nên được uống cùng với sữa đậu nành. Bởi vì khi erythromycin kết hợp với sữa đậu nành có thể gây nên phản ứng hóa học, tạo thành một chất khác làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không được uống sữa đậu nành ngay sau khi uống thuốc kháng sinh, tốt nhất bạn nên chờ khoảng 1 tiếng sau.

Người bị ung thư vú

Những người có tiền sử bệnh ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành. Nguyên nhân có thể là do đậu nành có chứa phytoestrogen có tác động như kích thích tố estrogen có thể làm các tế bào ung thư này phát triển nhanh hơn.

Người bị sỏi thận

Chất oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong máu để tạo ra sỏi thận. Chính vì vậy, những người bị sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.

Người thiếu kẽm

Trong sữa đậu nành có chứa chất ức chế đó là saponin hormone và lectin, những chất này đều không tốt cho cơ thể của bạn. Cách tốt nhất để đối phó với những chất này là bạn cần đun sôi sữa đậu nành lên, và nếu bạn uống sữa đậu nành trong thời gian dài cần nhớ bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm.

Người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục sau khi phẫu thuật

Những bệnh nhân sau khi mới phẫu thuật hoặc người đang bị bệnh thường có sức khỏe rất yếu, chức năng gan, chức năng thận, dạ dày, đường ruột...cũng yếu nên tốt nhất không nên uống sữa đậu nành. Vì sữa đậu nành có tính hàn dễ gây ra đau bụng đi ngoài và một số triệu chứng khác khi sức khỏe không tốt.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú, chỉ nên sử dụng ít sữa đậu nành và dùng khi thấy cần thiết. Nếu dùng nhiều đậu nành khi đang mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.

Uống sữa đậu nành đúng cách

Liều lượng vừa phải

Lượng sữa đậu nành tối đa nên tiêu thụ một ngày là 500ml với người lớn và 300ml với trẻ nhỏ. Không nên uống quá nhiều trong một lần vì có thể gây ra tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,... do cơ thể không thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng trong sữa.

Thời điểm thích hợp

Bạn có thể uống sữa đậu nành bất cứ khi nào trong ngày. Tuy nhiên, uống vào 2 thời điểm sau là tốt nhất:

  • Uống lúc sáng sớm: Uống sữa trong bữa ăn sáng để cơ thể được cung cấp năng lượng hoạt động cho ngày mới và hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng được tối ưu nhất.

  • Uống trước khi ngủ 1 - 2 tiếng: Cơ thể lúc này có khả năng chuyển hóa isoflavones và kiểm soát sự tái tạo mỡ rất tốt, thích hợp cho người có nhu cầu giảm cân áp dụng.

Những lưu ý khi dùng sữa đậu nành

Để sử dụng sữa đậu nành một cách tốt nhất, vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà lại có thể không gây những ảnh hưởng tới sức khỏe thì cần lưu ý:

  • Không uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ: Trong sữa đậu nành chưa đun có chứa chất ức chế men trypsinogen, saponin và một số hợp chất không tốt khác. Khi đun sôi các hợp chất này sẽ bị phân hủy, giảm một phần lớn những ảnh hưởng với cơ thể. Nên không uống đậu nành khi sống hoặc chưa được đun sôi kỹ.

  • Không nên bảo quản sữa trong ấm: Nhiệt độ trong phích hay ấm không phù hợp với sữa đậu nành, nó có thể làm vi khuẩn tấn công nhanh chóng. Từ đó làm sữa bị chua, hỏng chỉ sau vài giờ. Nên bảo quản sữa trong tủ lạnh để được hạn dài nhất.

  • Hạn chế dùng đường pha với sữa đậu nành và đặc biệt là đường đỏ: Trong đường đỏ có chứa nhiều axit hữu cơ có tác dụng kết hợp các chất protein, canxi tạo thành các hợp chất khác làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, giảm sự hấp thu và tiêu hóa sữa này của cơ thể.

  • Nên uống sữa đậu nành với các chế phẩm có chứa tinh bột: Để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bạn nên dùng chung với bánh mì, bánh bao, sau ăn cơm...

  • Tránh ăn đậu nành cùng với trứng: Sữa đậu nành kỵ với gì? Bởi thành phần có trong đậu nành có thể kết hợp với protein của lòng trắng trứng dẫn tới việc giảm giá trị dinh dưỡng. Nên tránh ăn cùng lúc.

  • Tránh sử dụng quá nhiều: Như đã phân tích thì việc tiêu thụ quá nhiều sữa đậu nành sẽ không tốt cho cơ thể. Nên người lớn chỉ nên hạn chế ở mức dưới 500ml/ngày.

  • Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc: Thuốc chỉ nên uống với nước trắng, tránh việc sử dụng bất kỳ dung môi khác để uống thuốc, kể cả sữa đậu nành. Bởi các thành phần trong đó có thể tương tác thuốc gây tác dụng không tốt với cơ thể.

  • Ngoài ra, việc sử dụng sữa đậu nành có thể cản trở cơ thể hấp thụ kẽm. Cho nên, bạn cần thêm kẽm vào chế độ ăn và nên dùng xa so với đậu nành.

Những lưu ý khi dùng sữa đậu nành

Sữa đậu nành rất tốt đối với cơ thể, tuy nhiên uống nhiều sữa đậu nành thì cũng không cần thiết và không tốt cho cơ thể. Cho nên chúng ta chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ để tránh tác động xấu của sữa đậu nành và nên bổ sung cả những dưỡng chất từ nguồn thực phẩm khác.

Bài viết cùng chủ đề

  1. Top 7 Sữa Công Thức VitaDairy Giúp Trẻ Phát Triển Toàn Diện
  2. Top 10 Thương Hiệu Trà Đóng Chai Ngon Và Phổ Biến Nhất Hiện Nay
  3. Review Sữa Trái Cây Oggi: Thơm Ngon Bổ Dưỡng Cho Trẻ
  4. Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không? Loại Nào Tốt Nhất?
  5. 20+ Hộp Quà Tết 2025 Cao Cấp, Hợp Phong Thủy
  6. Hơn 20 Mẫu Quà Tết Ất Tỵ 2025 Sang Trọng, Ý Nghĩa Tặng Đối Tác
  7. Top 10 Thương Hiệu Sữa Trái Cây Được Trẻ Yêu Thích
  8. Top 11 Loại Bánh Chà Bông Ăn Liền Được Yêu Thích Trên Thị Trường
  9. Top 9 Ngũ Cốc Ăn Sáng Tiện Lợi Giàu Dinh Dưỡng
  10. Top 10 Loại Sữa Bột Pha Sẵn Cho Trẻ Tốt Được Mẹ Việt Tin Dùng
  11. 10 Loại Hạt Nêm Ngon Ngọt Đậm Đà Được Yêu Thích Nhất
  12. 8 Loại Bột Ngọt Ngon và Chất Lượng Được Nhiều Người Ưa Chuộng
  13. Top 10 Loại Tương Ớt Phổ Biến Nhất Trong Gian Bếp Việt
  14. Thử Ngay Các Loại Sữa Chua Uống Vinamilk Probi Tốt Cho Tiêu Hóa
  15. Ăn Sữa Chua Có Đẹp Da Không? Bật Mí Lợi Ích Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả
  16. Bà Bầu Có Nên Uống Sữa Không Đường Không?
  17. 1 Lát Bánh Mì Sandwich Bao Nhiêu Calo?
  18. Review 4 Loại Sữa Chua Elovi Tốt Nhất Cho Hệ Tiêu Hóa
  19. Top 6 Dòng Sữa Chua Vinamilk Thơm Ngon, Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa
  20. Top 7 Thương Hiệu Bánh Quy Ngon Phổ Biến Tại Việt Nam
  21. Top 7 Hãng Sữa Thanh Trùng An Toàn, Chất Lượng Cho Gia Đình
  22. Top 7 Loại Sữa Chua Cho Bé Ăn Ngon Tiêu Hóa Khỏe
  23. Top 7 Hãng Bánh Bông Lan Nho Ăn Liền Thơm Dịu Dễ 
  24. Top 5 Hãng Sữa Chua Phô Mai Béo Ngậy Thơm Ngon Cho Bé
  25. Top 5 Hãng Sữa Chua Nếp Cẩm Thơm Ngon Sánh Mịn Bổ Dưỡng 
  26. Top 9 Dòng Bánh Gạo Ngon Bổ Rẻ Cho Bữa Ăn Xế Chiều
  27. 7 Loại Bánh Kinh Đô Nổi Tiếng Thơm Ngon Được Người Việt Tin Dùng
  28. Bánh Nabati Kem Xốp Giòn Tan Vị Nào Ngon Nhất?
  29. Top 10 Loại Bánh Bông Lan Ăn Liền Cho Bữa Sáng Đủ Dinh Dưỡng
  30. 6 Dòng Sữa Nguyên Kem Thơm Béo Giàu Dưỡng Chất Cho Trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác của chúng tôi