Tổng hợp cách bảo quản sữa bò tươi và các sản phẩm từ sữa bò bởi nếu không biết cách bảo quản thì loại sữa này rất dễ bị chua
Sữa bò tươi là nguồn dinh dưỡng quý giá, giàu protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Dù vậy, nếu không biết cách bảo quản thì loại sữa này rất dễ bị chua. Dưới đây là cách bảo quản sữa bò tươi và các biến thể của sữa bò đúng cách tránh chua hỏng.
Sữa bò tươi nguyên chất sau khi vắt chứa nhiều vi khuẩn tự nhiên, có thể gây ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng sữa nếu không được bảo quản cẩn thận. Việc bảo quản đúng cách giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và giữ cho sữa luôn tươi ngon, thơm mát.
Bước 1: Lọc sữa - Dùng một tấm vải màng sạch phủ lên miệng nồi. Sau đó, đổ sữa bò tươi vào để lược bỏ hết những bọt cặn có trong sữa.
Bước 2: Đun sữa - Đặt nồi lên bếp, vặn lửa nhỏ và tiến hành đun cho đến khi sữa bắt đầu sôi lăn tăn.
Bước 3: Bảo quản - Đợi đến sữa tươi nguội dần, bạn dùng vá vớt hết lớp bọt, váng sữa bên trên ra rồi đổ vào bình, đậy kín nắp, đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 6 độ C.
Cách làm này giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, làm ảnh hưởng đến lượng đạm, bảo quản sữa không bị chua trong khoảng thời gian từ 45 - 48 giờ.
Không nên đun sữa ở lửa lớn vì sẽ làm giảm bớt chất dinh dưỡng và khiến sữa bị tràn ra ngoài.
Đun từ từ ở nhiệt độ nhỏ nhất, sau đó tăng dần nhiệt độ lên cho đến khi sữa bắt đầu sôi lăn tăn thì tắt bếp.
Với số lượng sữa ít, bạn có thể áp dụng phương pháp đun cách thủy ở lửa nhỏ trong khoảng 20 - 30 phút để tiết kiệm thời gian. Sau đó thực hiện các bước bảo quản như trên và sử dụng trong 24 giờ.
Bước 1. Nhận sữa
Sữa bò tươi vừa mới vắt sẽ được đưa vào quy trình thanh trùng và nhanh chóng giao đến tay người dùng nên rất an toàn và chất lượng.
Khi nhận sữa về, bạn cần bỏ ngay vào trong túi giữ nhiệt để tránh sự tác động từ môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Bước 2. Cho túi sữa vào tủ lạnh
Sau khi cho sữa bò tươi vào các túi giữ nhiệt xong, bạn đặt túi vào nơi có nhiệt độ thấp nhất trong ngăn mát tủ lạnh (gần chỗ quạt thổi hơi) để bảo quản sữa.
Hạn chế đặt túi sữa ở cánh của tủ lạnh vì đây là nơi có nhiệt độ cao, không đảm bảo đủ điều kiện về nhiệt độ để bảo quản sữa tốt nhất.
Giữ sữa ở nhiệt độ thấp: Khi nhận sữa tươi, hãy đặt sữa vào túi giữ nhiệt hoặc ngay trong tủ lạnh để tránh nhiệt độ bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng.
Đặt sữa ở vị trí có nhiệt độ ổn định: Trong tủ lạnh, bạn nên đặt sữa ở gần quạt làm lạnh hoặc nơi có nhiệt độ thấp nhất trong ngăn mát, không nên đặt ở cánh cửa tủ vì nhiệt độ ở đây thường không ổn định.
Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh: Để bảo quản sữa tốt nhất, bạn nên vặn nút điều chỉnh công suất của tủ lạnh ở chế độ cao nhất để giữ nhiệt độ luôn dưới 6°C.
Ngoài ra, bạn có thể dùng chai nước đá đông lạnh đặt bên cạnh các túi sữa. Cứ chai này tan hết đá thì bạn thay chai khác vào. Luân phiên thay đổi như vậy sẽ giúp giữ hương vị của sữa thơm ngon đến tận 10 ngày.
Sữa tiệt trùng là sản phẩm đã được xử lý qua công nghệ nhiệt cao, loại bỏ vi khuẩn có hại và nấm men, nên có thể bảo quản lâu hơn mà không cần giữ lạnh khi chưa mở nắp. Một số cách bảo quản sữa tiệt trùng là:
Khi chưa mở nắp: Sữa tiệt trùng có thể giữ được 3 - 6 tháng ở nhiệt độ thường, nhưng tránh đặt ở nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh sáng trực tiếp.
Sau khi mở nắp: Sau khi mở hộp, bạn nên bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 48 giờ để tránh sữa bị hỏng.
Lưu ý khi các hộp hay túi sữa còn bảo quản trong thùng lớn (thùng vận chuyển) thì không nên chất chúng quá cao, tránh rơi đổ và không để nơi quá nóng, tránh va đập mạnh gây tổn hại đến bao bì bảo vệ...
Khác với sữa tiệt trùng, bảo quản sữa 1l thanh trùng chỉ sử dụng nhiệt độ thấp để loại bỏ vi khuẩn nhưng không hoàn toàn, nên cần bảo quản lạnh liên tục:
Nhiệt độ bảo quản: Sữa thanh trùng cần giữ ở nhiệt độ từ 3 - 5°C để có thể bảo quản từ 3 - 10 ngày.
Lưu ý khi sử dụng: Sau khi mua, hãy đặt ngay sữa thanh trùng vào tủ lạnh và duy trì ở ngăn mát trong khoảng 4°C. Không để sữa ở nhiệt độ thường quá lâu vì vi khuẩn sẽ phát triển nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng.
Nếu để sữa trong nhiệt độ thường quá lâu, vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển trong nó, cần kiểm tra sữa trước khi dùng.
Là các sản phẩm được lên men tự nhiên nhưng không qua quá trình xử lý nhiệt nên việc bảo quản cần hết sức chú trọng để không ảnh hưởng đến chất lượng:
Luôn bảo quản lạnh ở 4 - 8 độ C, hạn chế tối đa việc giữ chúng ở nhiệt độ cao hơn 8 độ C (sản phẩm sẽ tiếp tục lên men và nhanh hỏng).
Hạn chế việc lắc, nghiêng bao bì vì có thể ảnh hưởng tới cấu trúc sản phẩm.
Không bảo quản chúng ở nhiệt độ đông đá vì sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc và hương vị sản phẩm, giảm chất lượng và lợi ích sức khỏe.
Với sữa chua ăn và sữa chua uống men sống (Probi, TH True Yogurt...) ăn hay uống dở dang, việc bảo quản lạnh phần còn thừa vẫn không đảm bảo an toàn vì chúng đã lẫn các men tiêu hóa của nước bọt và vi khuẩn ở khoang miệng nên sẽ nhanh bị hỏng, giảm chất lượng, đặc biệt không tốt khi dùng lại cho trẻ nhỏ.
Trải qua quá trình tiệt trùng theo công nghệ UTH (xử lý nhiệt cao và làm lạnh cực nhanh) trước khi đóng gói trong bao bì đặc biệt nên cũng giống như các loại sữa tươi tiệt trùng, nó có thời hạn bảo quản dài (thường là 6 tháng) trong nhiệt độ thường khi chưa mở bao bì.
Và nếu đã mở nắp, chúng cũng cần được bảo quản lạnh và dùng sớm trong vòng 48 tiếng.
Luôn kiểm tra hạn sử dụng: Dù là sữa tươi, sữa thanh trùng hay tiệt trùng, bạn luôn cần kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng.
Tránh ánh sáng trực tiếp: Các loại sữa nên được bảo quản ở nơi tối, mát mẻ và tránh ánh sáng mặt trời để hạn chế mất chất dinh dưỡng.
Không dùng sữa khi có dấu hiệu bất thường: Nếu sữa có mùi chua, vị lạ hoặc kết tủa, không nên sử dụng vì có thể đã bị hỏng.
Mỗi sản phẩm sữa đều có cách bảo quản sữa bò tươi riêng trên bao bì sản phẩm. Căn cứ vào điều kiện bảo quản đó mà người dùng có cách sử dụng và bảo quản hợp lý phẩm. Tránh dùng sai cách gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và an toàn sức khỏe khi sử dụng.