“Bị trào ngược dạ dày có nên uống sữa không, và nếu có, nên chọn loại sữa nào?”. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết.
Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến hiện nay, gây không ít khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Một trong những câu hỏi thường gặp ở người mắc bệnh này là: “Bị trào ngược dạ dày có nên uống sữa không, và nếu có, nên chọn loại sữa nào?”. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để có câu trả lời khoa học và chính xác nhất!
Trào ngược dạ dày một trong những bệnh về đường tiêu hoá khá phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh là các chất khi vào dạ dày không được tiêu hoá tốt dẫn đến việc trào ngược lên thực quản, đi vào khoang miệng ở vùng hầu họng, thanh quản hoặc vào phổ gây ra các triệu chứng khó chịu.
Ợ nóng, ợ chua và buồn nôn sau ăn.
Đau tức vùng ngực, khó nuốt.
Ho, khàn giọng, và cảm giác nghẹn ở cổ họng.
Đắng miệng và tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.
Suy cơ thắt dưới thực quản: Suy cơ thắt thực quản dưới xảy ra khi các yếu tố như giảm tiết nước bọt, rối loạn nhu động thực quản hoặc sử dụng các thuốc ức chế α, β thụ cảm, theophylline và choline ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thắt này.
Thoát vị hoành: Thoát vị hoành là tình trạng trong đó cơ hoành (một cơ dẹt hình vòm ngăn cách khoang ngực và khoang bụng) không hoạt động hiệu quả, khiến cơ thắt dưới không được hỗ trợ đủ mạnh để ngăn trào ngược dạ dày thực quản.
Ứ đọng thức ăn trong dạ dày: Các tình trạng như viêm dạ dày, hẹp môn vị hoặc ung thư dạ dày làm chậm quá trình lưu thông thức ăn từ dạ dày xuống ruột, gây tăng áp lực trong dạ dày và dẫn đến trào ngược.
Tăng áp lực ổ bụng đột ngột: Những hành động như hắt hơi, ho mạnh, hoặc gắng sức có thể làm tăng áp lực ổ bụng, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lý: Ăn quá no, vận động ngay sau bữa ăn, đi ngủ ngay khi vừa ăn xong hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm kích thích khiến dạ dày khó tiêu hóa hoàn toàn thức ăn, làm tăng nguy cơ trào ngược.
Stress và căng thẳng: Stress kéo dài hoặc mất ngủ làm gia tăng hoạt chất cortisol, một yếu tố kích thích tăng sản xuất acid dạ dày, từ đó gây ra trào ngược.
Biến chứng từ thuốc: Lạm dụng thuốc tân dược có thể làm bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn đến tình trạng trào ngược.
Nguyên nhân do bệnh lý: Các bệnh như viêm hang vị dạ dày, phù nề dạ dày, viêm loét dạ dày làm suy giảm chức năng tiêu hóa và gây rối loạn hoạt động của dạ dày, từ đó dẫn đến trào ngược.
Sữa tươi là thực phẩm rất phổ biến và có nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng và đủ liều lượng sữa cho phép người bệnh trào ngược dạ dày sẽ rất khó tiêu hoá. Không uống sữa vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ vì nó sẽ tạo áp lực lên dạ dày người bệnh dẫn đến khó tiêu.
Người bị trào ngược dạ dày tuyệt đối không dùng sữa lúc bụng đói vì sữa sẽ thay đổi chuyển từ môi trường trung tính acid gây tổn thương đến dạ dày. Sữa ở nhiệt độ từ 30 - 50 độ C là tốt nhất, không nên đun sôi vì làm mất đi chất dinh dưỡng có trong sữa.
Với sữa tươi tiệt trùng chứa nhiều các loại vitamin, khoáng chất như kẽm, kali,... sẽ rất giàu chất béo, nếu người bệnh trào ngược dạ dày uống nhiều sẽ làm hệ tiêu hoá bị quá tải. Người bệnh chỉ nên uống sữa tươi không đường, hoặc ít đường sẽ dễ tiêu hoá hơn.
Sữa hạt là thức uống dinh dưỡng rất tốt dành cho người bị đau dạ dày. Thành phần dưỡng chất trong các loại hạt rất nhiều, sau khi hoà tan thành sữa sẽ rất dễ tiêu hoá. Tuy không giàu chất đạm như các loại sữa khác nhưng sữa hạt giúp trung hoà được dịch trong dạ dày, làm nhẹ các cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra.
Bên cạnh đó, các loại sữa hạt cũng có thể cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau chướng bụng do trào ngược dạ dày rõ rệt như: sữa dừa, sữa nghệ, sữa hạt sen, sữa hạnh nhân, sữa bắp, sữa bí đỏ, sữa hạt điều,… Bạn có thể tự nấu sữa hoặc mua sữa hạt đóng hộp như sữa hạt 137, sữa hạt Vinamilk,...
Sữa hạt là loại sữa mà người bị trào ngược dạ dày có thể dùng được giúp làm giảm các triệu chứng đau bụng, ợ hơi và ợ chua,... Nhưng cưng như sữa tươi, người bệnh cũng nên uống lượng vừa đủ và không nên uống quá nhiều, không dùng thay thế nước lọc hàng ngày.
Người bị trào ngược dạ dày muốn uống sữa vào buổi sáng thì có thể ăn chung với ngũ cốc, bánh mì để không gây hại cho dạ dày mà vẫn nạp đủ năng lượng cho cả buổi sáng.
Thực tế có thể sử dụng một số chế phẩm từ sữa như sữa bột, phô mai hay váng sữa,... là các thực phẩm rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Nhưng không sử dụng thường xuyên, liên tục vì điều này có thể gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, rối loạn đại tiện.
Chuyên gia khuyến cáo rằng với các chế phẩm từ sữa, sau 3 - 4 ngày người bệnh mới nên ăn một lần, nên ăn vừa đủ không quá no để ngăn chặn được những triệu chứng kể trên.
Người bị trào ngược dạ dày nên uống loại sữa ít hoặc không chứa chất béo để cơ thể hấp thu một cách tốt nhất. Vì nếu sữa sở hữu thành phần có hàm lượng chất béo cao sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Cùng với đó thì hãy uống sữa trắng, sữa nguyên chất để cơ thể có khả năng dung nạp tốt hơn thay vì sữa socola.
Theo nhận định của chuyên gia dinh dưỡng, sữa đặc vốn được xem như một chất gia vị vì không chứa thành phần dinh dưỡng cao, tuy nhiên chúng chứa lượng đường rất lớn, người bệnh chỉ nên uống ở một lượng nhất định, để không muốn gặp phải những triệu chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.
Vì thế, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên hạn chế sử dụng sữa đặc. Thay vào đó, nên dùng sữa bò tách béo không đường hoặc sữa ít đường để tránh làm tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa hơn thế nữa, nếu sử dụng loại sữa này thường xuyên còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Sữa đậu nành chứa nhiều dưỡng chất, ngăn ngừa lão hóa và bổ sung năng lượng dồi dào, chắc khỏe xương nhưng bệnh nhân trào ngược dạ dày thì lại không nên uống. Bởi vì, sữa đậu nành có chứa thành phần có khả năng kích thích và làm tăng lượng dịch axit trong dạ dày khiến các triệu chứng đầy hơi, trào ngược xảy ra nhiều hơn, bệnh nghiêm trọng hơn. Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu sữa đậu nành uy tín như: Vinamilk, Fami, Soya,...
Thành phần của các loại sữa thường chứa chất béo (gồm cả chất béo bão hoà hay chất béo không bão hoà) và hàm lượng trong chất này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nhưng riêng với những người bị trào ngược dạ dày thì đây lại chính là nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh lý.
Vì thế, chỉ nên để người bệnh sử dụng sữa có chứa hàm lượng chất béo ít như sữa ít đường, sữa tách béo và cần hạn chế những loại sản phẩm như sữa nguyên kem, sữa béo, váng sữa,... bởi hàm lượng chất béo khá cao.
Nhiều người có thói quen uống sữa khi bụng đói, nhưng đây là một sai lầm đối với những ai bị trào ngược dạ dày. Uống sữa lúc này có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, đau bụng hoặc tiêu chảy.
Uống sữa sau bữa sáng 1 giờ: Đây là lúc dạ dày đã ổn định, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Uống sữa trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ: Điều này vừa giúp thư giãn, vừa tránh gây áp lực lên dạ dày vào ban đêm.
Sử dụng sữa quá nhiều có thể khiến dạ dày bị quá tải và làm tăng nguy cơ trào ngược. Các chuyên gia khuyến cáo:
Chỉ nên uống khoảng 300ml sữa mỗi ngày, chia thành 2 lần.
Luôn tuân thủ hướng dẫn từ nhà sản xuất để đảm bảo liều lượng phù hợp.
Nếu bạn muốn biến tấu hương vị của sữa, có thể kết hợp với trái cây hoặc ngũ cốc. Tuy nhiên, hãy lưu ý:
Chọn tỷ lệ hài hòa, tránh quá nhiều đường hoặc chất béo.
Không kết hợp với các loại thực phẩm dễ gây xung khắc như cam quýt, vì chúng có thể làm tăng triệu chứng đầy hơi hoặc đau bụng.
Người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể uống sữa, nhưng cần lựa chọn đúng loại sữa phù hợp và uống đúng cách. Sữa hạt, sữa tách béo, hoặc sữa chua không đường là những lựa chọn tốt giúp bổ sung dinh dưỡng và giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Ngược lại, hãy tránh xa sữa đặc, sữa béo hoặc sữa đậu nành để bảo vệ hệ tiêu hóa.